Là học sinh, sinh viên, chắc chắn bạn có rất nhiều thông tin cần hiểu và ghi nhớ. Nhưng, nếu bạn không có trí nhớ tốt, bạn sẽ phải đối mặt với hai vấn đề. Thứ nhất, bạn không thể nhớ hết mọi thứ bạn cần. Thứ hai, ghi nhớ mất nhiều thời gian hơn. Đừng lo! Sau đây là những cách bạn có thể cải thiện khả năng ghi nhớ của mình! Bạn có thể sẽ nhớ nhiều dữ kiện hơn và dành ít thời gian hơn để thực hiện nó!

Cải thiện khả năng ghi nhớ của bạn

Tập thể dục nhiều hơn

Các nghiên cứu MRI đã chỉ ra rằng các bài tập nhịp điệu đều và thường xuyên như chạy bộ, cardio,… có thể giúp cải thiện khả năng ghi nhớ. Chúng tăng cường máu lưu thông và thể tích của các phần trong hồi hải mã của bạn. Hồi hải mã là một cấu trúc quan trọng của não bộ, một phần của hệ limbic. Nó có đảm nhiệm chức vụ quan trọng trong việc củng cố từ trí nhớ ngắn hạn đến dài hạn. Tuy vậy, chúng sẽ co rút lại từ 1-2% mỗi năm sau khi bạn trưởng thành. Vậy nên tập thể dục sẽ là một cách tuyệt vời để bạn chiến đấu với những ảnh hưởng về trí nhớ do tuổi tác theo tự nhiên đấy!

Nhớ nhanh hơn nhờ bữa ăn nhẹ trước khi học

Hồi hải mã chúng ta chứa đầy các cơ quan thụ cảm insulin. Sau mỗi khi ăn, lượng đường gluco và hooc-môn insulin trong tuyến tụy sẽ tăng, góp phần tăng cường khả năng học hỏi thông tin mới. Chúng còn là chìa khóa cho sự củng cố và hợp nhất quá trình chuyển đổi giữa bộ nhớ ngắn hạn và bộ nhớ dài hạn.

FACT

Một loại quả có thể bạn chưa ngờ đến nhưng lại rất tốt cho trí nhớ là Việt quất. Việt quất rất tốt cho não bộ. Chúng có chứa flavonoids – một chất tồn tại để bảo vệ các nơ-ron thần kinh, tăng cường các chức năng và kích thích sự tái tạo của chúng. Một loại quả vừa ngon vừa mang lại lợi ích không ngờ cho trí nhớ của bạn đúng không nào?

Xem thêm: Cách học hiệu quả hơn

Những mối quan hệ tốt đẹp có thể đem đến bạn một trí nhớ tốt?

Các nhà khoa học đã cho thấy các một quan hệ cá nhân tốt đẹp có liên hệ với trí nhớ tốt hơn.

Một nghiên cứu năm 2017 tại trường Đại học Northwestern – Hoa Kỳ cho thấy một người trên 80 tuổi trở với những mối quan hệ tốt đẹp trong những năm tuổi già có khả năng tư duy tương tự với những người độ tuổi 50 đến trên 60 tuổi. Họ kết luận rằng duy trì những mối quan hệ tích cực và đáng tin cậy có thể là chìa khóa để có trí nhớ tốt hơn. Thêm vào đó, việc suy giảm chức năng nhận thức cũng sẽ diễn ra chậm hơn khi bạn già đi.

Ngoài ra, các giao tiếp xã hội còn thử thách trí nhớ của bạn. Chúng đòi hỏi bạn vận dụng đến khả năng tư duy phức tạp. Điều này sẽ kích thích bộ não của bạn hoạt động và “tập luyện”. Chờ gì mà không đến cám ơn những người bạn của mình đi nào!

Cải thiện khả năng ghi nhớ

Hãy tập luyện nếu bạn thực sự muốn cải thiện khả năng ghi nhớ của mình

Có lẽ bạn đã từng xem qua những người có khả năng ghi nhớ ưu việt? Họ có thể làm được những điều như ghi nhớ thứ tự một bộ bài trong 30 giây. Có bao giờ bạn ước gì mình cũng có được trí nhớ như vậy không?

Vậy thì đây là tin vui cho bạn đây. Thực chất, khả năng ghi nhớ ưu việt không phải là sự khác biệt về cấu trúc cơ thể.  Điều này có nghĩa là bạn cũng có thể đạt được những thành tựu ghi nhớ tương tự như họ. Tuy nhiên, để đạt được trí nhớ như vậy cần một sự luyện tập với cường độ cao.

Một nghiên cứu cho thấy sau 6 tuần luyện tập 30 phút mỗi ngày, người bình thường có biểu hiện giống những “lực sĩ” ghi nhớ này về các liên kết nơ-ron trong não. Khi cho họ một danh sách 72 từ, họ đã đi từ việc nhớ chỉ 26-32 từ đến khả năng nhớ được trên 60 từ.

Bạn có thể xem thêm một số bài tập cải thiện khả năng ghi nhớ tại đây.

Một chút căng thẳng sẽ giúp bạn nhớ chi tiết hơn!

Bạn hơi áp lực về việc ghi nhớ kiến thức cho bài thuyết trình vào ngày mai? Đừng lo, vì nghiên cứu đã nói một mức độ hồi hộp tối ưu có thể giúp đỡ trong việc ghi nhớ nhiều chi tiết.

FACT

Giữa những sự kiện căng thẳng, hooc-môn như Cortisol tác động tới bộ não để tăng cường sự hình thành trí nhớ dài hạn. Việc này giúp chúng ta giải quyết các tình huống căng thẳng và thay đổi hành động tùy tình hình xung quanh.

Nhưng điều đó không có nghĩa là sau những quãng thời gian căng thẳng chúng ta sẽ có một trí nhớ tốt hơn nhiều đâu nhé! Thực tế, khi có quá nhiều căng thẳng sẽ làm cho trí nhớ của bạn giảm sút đi.

Vậy đây chính là vấn đề về cân bằng giữa không hoảng loạn và hoảng loạn vừa đủ chỉ để đầu óc minh mẫn hơn.

Sẽ không sao nếu bạn thấy áp lực một chút về việc ghi nhớ điều gì đó. Đừng để áp lực làm bạn mất bình tĩnh và phân tâm! Quan trọng là hãy tìm trạng thái cân bằng để biến áp lực thành động lực. Hãy tìm cách vận dụng bộ não của mình và ghi nhớ tốt hơn nhé.

Hãy thử áp dụng những tips trên mỗi ngày để giúp cải thiện khả năng ghi nhớ nhé. Không chỉ giúp cho trí nhớ, những tips này cũng rất có ích cho sức khỏe và tinh thần của bạn đấy! Có lẽ bạn sẽ cần một khoảng thời gian dài để nhận thấy tác dụng. Tuy nhiên kết quả sẽ xứng đáng thôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0942248068Facebook MessengerZalo: 0942248068
error: